TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
- SỐ 03(09)2022 (PHẦN 3) -
ThS. Ngô Văn Huấn - Yayongkay Leeta - Vai trò của vốn xã hội trong việc thực hiện chính sách phát triển và bảo vệ phụ nữ ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 69
Tóm tắt
Bài viết sử dụng lý thuyết vốn xã hội để đánh giá vai trò của các yếu tố trong cấu trúc vốn xã hội bao gồm mạng lưới xã hội, giá trị chuẩn mực, lòng tin và sự tham gia đối với quá trình thực thi chính sách Phát triển và Bảo vệ phụ nữ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kết quả cho thấy sự thành công và những tiến bộ trong hoạt động bảo vệ, nâng cao năng lực và phát triển phụ nữ tại Lào có vai trò trong việc xây dựng nền tảng, hình thành môi trường, tăng cường liên kết, phát triển cộng đồng và nâng cao nhận thức về các yếu tố trong nguồn vốn ở xã hội Lào.
Từ khóa: vốn xã hội, bảo vệ và phát triển phụ nữ, bình đẳng giới, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Abstract
The article uses the social capital theory by assessing the role of factors in the structure of social capital including social networks, standard values, trust and participation in the implementation of policies on the development and protection of women in the Lao People’s Democratic Republic. The results show that the success and advances in the protection, capacity and development of women in Laos have a role in building the foundation, shaping the environment, strengthening links, developing communities and raising awareness of the elements in capital sources in Lao society.
Keywords: social capital, Protection and Development of Women, Gender equality, the Lao People’s Democratic Republic.
TS. Thân Thị Ngọc Phúc - Bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - 82
Tóm tắt
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn nạn xã hội, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần của nạn nhân mà còn lên tất cả các thành viên gia đình. Việc sống trong gia đình có bạo lực, chứng kiến bạo lực - ngoài việc họ là những người không hạnh phúc còn tiềm tàng nhiều khả năng gây lệch lạc về nhận thức, thiếu cơ hội để phát triển toàn diện; làm giảm hiệu quả kinh tế và năng suất lao động của nạn nhân và của cả kẻ gây bạo lực. BLGĐ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đổ vỡ quan hệ hôn nhân - gia đình, đi ngược lại các giá trị văn minh, hiện đại, nghĩa tình mà nhân dân và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xây dựng và gìn giữ. BLGĐ được biểu hiện đa dạng cả về hình thức lẫn đối tượng nạn nhân của nó. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tập trung vào quan hệ bạo lực giữa vợ và chồng với tư cách là trục chính trong mỗi gia đình, mong muốn làm rõ bức tranh về BLGĐ tại TP.HCM và tác động của nó đến nạn nhân và xã hội. Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ). Bài viết dựa trên kết quả đề tài nghiên cứu cấp cơ sở tại Học viện Hành chính Quốc gia do tác giả làm chủ nhiệm đề tài, đã nghiệm thu năm 12 tháng 2021. Các kết quả nghiên cứu thực địa tại TP.HCM về BLGĐ và PCBLGĐ được tác giả và nhóm nghiên cứu thực hiện vào năm 2021, với 320 mẫu khảo sát bằng bảng hỏi từ hộ gia đình, 32 cuộc phỏng vấn sâu tại TP.HCM bao gồm phỏng vấn 15 nam và 17 nữ đã lập gia đình. Nhóm tác giả thực hiện 04 thảo luận nhóm với: 01 nhóm nam, 01 nhóm nữ, 02 nhóm hỗn hợp cả nam và nữ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp trong công tác PCBLGĐ trên địa bàn TP.HCM.
Từ khóa: bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình.
Abstract
Family violence is a social problem that directly affects not only the physical and mental health of the victims, but also all family members. Living in a violent family and witnessing violence result in not only the victims’ unhappiness but also the likelihood of causing cognitive distortions, lack of opportunities for holistic development, reducing the economic efficiency and labor productivity of victims and perpetrators. Family violence is also the leading cause of broken marriages, going against the values of civilization, modernity, and gratitude that the people and government of Ho Chi Minh City have been building and preserving. Family violence manifests itself in a variety of ways, both in its form and in its victims. Within the framework of the article, the author focuses on the violent relationship between husband and wife as the main axis in each family, wishing to clarify the picture of family violence in Ho Chi Minh City and its impact upon the victims and society. On that basis, the author points out the causes and proposes some solutions to preventing and combating family violence. The article is based on the results of a grassroots-level research project at the National Academy of Public Administration led by the author, which was ratified in December 2021. The results of field studies in Ho Chi Minh City on family violence and family violence prevention were carried out by the author and the research team in 2021, with 320 survey samples using questionnaires from households, 32 in-depth interviews in Ho Chi Minh City including interviews with 15 married men and 17 married women. The research team conducted 04 group discussions with: 01 male group, 01 female group, 02 mixed groups of both men and women. On that basis, the author proposes solutions concerning family violence prevention and control in Ho Chi Minh City.
Keywords: family violence, preventing and combating family violence.
ThS. Trần Hà Triêu Bình - IHRM: Mô hình quản trị nguồn nhân lực thời kỳ chuyển đối số và các yếu tố tạo nền tảng phát triển - 92
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, khi nền kinh tế tri thức bùng nổ cùng với cuộc cách mạng số và cách mạng công nghiệp 4.0, với sự thay đổi quá nhanh và khôn lường đã đặt các doanh nghiệp trên khắp thế giới vào một bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Những người làm nhân sự cũng cần đặt thêm trên vai mình vai trò kiến tạo sự thay đổi, đem lại nguồn sức mạnh bền vững, và tạo ra những giá trị quốc tế. Có thể nói, đây chính là một “cuộc cách mạng” trong lĩnh vực quản trị nhân sự không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Các nghiên cứu gần đây khám phá nhận thức và kỳ vọng của các chuyên gia nhân sự về vai trò thay đổi mà họ và quản lý các cấp có thể phải đối diện trong một kịch bản ở tương lai, nơi mà công nghệ thông minh sẽ được áp dụng cho quản trị nguồn nhân lực. Dựa trên một cuộc khảo sát hàng trăm chuyên gia nhân sự trong các công ty tư vấn quốc tế hàng đầu tại Mỹ và châu Âu sắp thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số rộng rãi, đã gợi lên vai trò của thực tiễn kỹ thuật số trong việc định hình lại mối quan hệ giữa bộ phận nhân sự và quản lý các cấp, cho thấy chuyển giao nhân sự thời kỳ 4.0 đòi hỏi các giải pháp khác nhau, xem xét bản chất của hoạt động nhân sự cụ thể của doanh nghiệp, giúp phát triển tư duy kỹ thuật số của các chuyên gia nhân sự và hình ảnh chuyên nghiệp của họ.
Từ khóa: mô hình quản trị nguồn nhân lực hiện đại, SeHRMs, eHRM, HRM 4.0.
Abstract
In the context of integration and globalization, when the knowledge economy booms along with the digital revolution and the industrial revolution 4.0, with rapid and unpredictable changes, businesses around the world have been facing upon a fiercely competitive. Thus, human resource managers need to put on their shoulders the role of creating changes, which brings along sustainable power, and creates international values. It can be said that this is a “revolution” in the field of human resource management not only in Vietnam but also all over the world. Recent studies have explored human resource professionals’ perceptions and expectations about the changing roles that they and managers at all levels may face in a future scenario, where smart technology will be applied to human resource management. A survey of hundreds of human resourse professionals in leading international consulting firms in the U.S. and Europe which are about to undergo extensive digital transformation in re-shaping the relationship between the human resources department and management at all levels shows that personnel transfer in the 4.0 era requires various solutions. Considering the nature of the specific human resource operations helps to develop the digital mindset of human resource professionals and their professional image.
Keywords: model of human resource management, SeHRMs, eHRM, HRM 4.0.