TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
- SỐ 02 (08) 2022 -
TS. Nguyễn Thế Phúc, TS. Trần Thị Hồng Minh - Những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng nền giáo dục đại học Việt Nam - 5
Tóm tắt
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã chủ trương xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục của toàn dân với đủ các bậc học. Đối với giáo dục đại học, dấu ấn nổi bật của Người chính là việc thành lập đại học Nhân dân Việt Nam và thông qua những bài nói, bài viết, những bức thư Người gửi trực tiếp cho giáo dục đại học Việt Nam đã chứa đựng những tư tưởng quan trọng để cho chúng ta thực hiện việc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục, đại học, Việt Nam.
Abstract
During his lifetime, President Ho Chi Minh paid special attention to the field of education and training. When the August Revolution won victory, he advocated building a new education system, an education at all levels for the entire people. For higher education, his outstanding mark is the establishment of the People’s University of Vietnam, and his speeches, articles, and letters he sent directly to Vietnamese higher education all contained important ideas for us to carry out the innovation of Vietnam’s higher education to meet the development requirements of the country and international integration.
Keywords: President Ho Chi Minh paid special attention to the field of education and training.
TS. Bùi Ngọc Quân - Nâng cao hiệu quả vận dụng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng trong giảng dạy Triết học Mác - Lênin ở các trường đại học -12
Tóm tắt
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (gọi tắt là Đại hội XIII) của Đảng là một sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về lý luận và thực tiễn của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. Việc vận dụng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng trong giảng dạy Triết học Mác - Lênin vừa là yêu cầu thiết thực của công tác giáo dục, đào tạo, vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các trường đại học hiện nay. Đồng thời, việc ứng dụng phương pháp luận khoa học của Triết học Mác - Lênin cũng giúp cho quá trình tiếp cận và vận dụng Văn kiện Đại hội XIII vào giảng dạy hiệu quả hơn. Bài viết trình bày sự cần thiết và mối quan hệ của hai yêu cầu, nhiệm vụ này khi triển khai Văn kiện Đại hội XIII vào hoạt động giảng dạy Triết học Mác - Lênin, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy Triết học Mác - Lênin nói riêng, giáo dục Lý luận chính trị ở các trường đại học nói chung.
Từ khóa: Văn kiện Đại hội XIII, triết học Mác - Lênin, đại học, sinh viên.
Abstract
The 13th National Party Congress is a political event of special significance in terms of theory and practice of our country in the cause of “Doi Moi” (Innovation) and international integration. The application of the Document of the 13th Party Congress in teaching Marxism and Leninism is not only a practical requirement of education and training work but also an important political mission of universities today. At the same time, the application of the scientific methodology of the Marxism and Leninism also makes the process of approaching and applying the Document of the 13th National Party Congress to teaching more effectively. The article presents the necessity and relationship of these two requirements and missions when deploying the application of the Document of the 13th National Party Congress to teaching Marxism and Leninism, thereby proposing a number of solutions to contributing to improve the effectiveness of teaching Marxism and Leninism in particular, and teaching politics in political universities in general.
Keywords: Document of the 13th National Party Congress, Marxism and Leninism, higher education, students.
ThS. Mai Thị Kim Oanh - Những yếu tố ảnh hưởng đến các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức đối tác công tư (PPP) của Thành phố Hồ Chí Minh - 20
Tóm tắt
Trong mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nguồn vốn ngân sách luôn bị cho là thiếu hụt so với yêu cầu thực tế ở hầu hết các quốc gia. Do vậy, việc cung cấp dịch vụ công tối ưu luôn là mục tiêu quan trọng. Nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư thực hiện mục tiêu này, phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - PPP) được coi là một trong những kênh thu hút vốn đầu tư tư nhân hữu hiệu, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả đầu tư (Yescombe, 2007). Nghiên cứu này hướng tới việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức PPP của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp, thu thập được thông qua việc sử dụng mẫu thuận tiện, phương pháp định lượng bằng cách sử dụng công cụ kiểm định Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và chỉ số quan trọng tương đối (Relative Importance Index - RII). Kết quả kiểm định cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ của TP.HCM gồm: vai trò của chính quyền địa phương; chính sách ưu đãi và phân bổ rủi ro; tình hình kinh tế - xã hội; tài chính dự án; rủi ro trong quá trình thực hiện dự án hạ tầng giao thông đường bộ; phản hồi từ tổ chức/cá nhân thụ hưởng dự án.
Từ khóa: phương thức PPP, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
Abstract
To develop road traffic infrastructure, State budget capital is always considered to be short in meeting the actual requirements in most countries. In the development process of each country, providing optimal public services is an important goal. In order to attract investment capital to realize this goal, the Public-Private Partnership solution (PPP) has been considered as one of the channels for effectively attracting private investment capital, and at the same time has helped to improve investment efficiency (Yescombe, 2007). The study aims to determine the factors that impact on the PPP road traffic infrastructure investment projects in Ho Chi Minh City. The data used in the study are primary data collected through the use of convenience samples. The quantitative methods in the study are Cronbach’s Alpha test, exploratory factor analysis (EFA), and the Relative Importance Index (RII). The test results show that the factors affecting the success of road traffic infrastructure investment projects in Ho Chi Minh City include the role of the local government, preferential policies and risk allocation, and the socioeconomic situation, project finance; risks emerging from the implementation of road traffic infrastructure projects; feedback from the project beneficiary organizations /individuals.
Keywords: Public-Private Partnership (PPP), road traffic infrastructure investment projects.
ThS. Lý Ngọc Yến Nhi - Con đường giải phóng phụ nữ trong tư tưởng nữ quyền Pháp thế kỷ XX và những gợi mở đối với vấn đề xóa bỏ định kiến giới tại Việt Nam hiện nay -32
Tóm tắt
Quan niệm về con đường giải phóng phụ nữ của tư tưởng nữ quyền Pháp thế kỷ XX với cách tiếp cận trên phương diện “giới” giữ vai trò quan trọng đối với phong trào giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới tại Pháp và trên thế giới nửa sau thế kỷ XX. Bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, bài viết phân tích làm nổi bật hai khuynh hướng khác nhau về con đường giải phóng phụ nữ trong tư tưởng nữ quyền Pháp thế kỷ XX, chỉ ra ý nghĩa của nó đối với sự tự ý thức ở phụ nữ về bản thể cá nhân độc đáo. Theo đó, mỗi người phụ nữ có quyền tự do lựa chọn cách sống cũng như con đường phát triển bản thân một cách độc lập. Quan điểm này cũng đã góp phần gợi mở con đường giải phóng phụ nữ một cách thực chất dựa trên việc tháo gỡ những rào cản định kiến giới tại Việt Nam.
Từ khóa: định kiến giới, giải phóng phụ nữ, giới, nữ quyền, phụ nữ.
Abstract
The concept of the road to women’s liberation in the French feminist thought in 20th century with the “gender” approach plays an important role in the movement for women’s liberation and gender equality in France and around the world in the second half of the 20th century. By means of analysis and synthesis, the article highlights two distinct trends on the road to women’s liberation in the French feminist thought in 20th century, and shows its significance for women’s self-consciousness about the unique individual being, whereby each woman has the freedom to choose how to live as well as the way of self-development independently. This viewpoint has also contributed to paving the way for women’s liberation in a substantive manner based on dismantling the barriers of gender stereotypes and prejudice in Vietnam.
Keywords: gender stereotypes and prejudice, women’s liberation, gender, feminism, feminist thought, women.
TS. Nguyễn Minh Nhựt - Đánh giá của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh về các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn giãn cách xã hội -42
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đánh giá là cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II. Đại dịch diễn ra thần tốc trên phạm vi toàn cầu nhiều tháng qua, lan rộng đến 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, ảnh hưởng trầm trọng đến mọi hoạt động của nhiều quốc gia. Việt Nam, tuy được đánh giá là một trong số ít các quốc gia ứng phó tốt với dịch bệnh, nhưng đợt bùng phát dịch lần thứ tư với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều tỉnh thành. Đặc biệt trong đợt bùng phát đó Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành tâm dịch, với số ca nhiễm ghi nhận hàng nghìn ca mỗi ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người dân, cũng như phát triển kinh tế, lao động, việc làm, an sinh xã hội... Trong thời điểm tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này để thu thập ý kiến người dân về cách thức tiếp cận thông tin dịch bệnh, mức độ hài lòng với các gói hỗ trợ của chính quyền và đánh giá tính hiệu quả đối với các giải pháp chống dịch mà chính quyền Thành phố đã và đang áp dụng trong giai đoạn giãn cách xã hội, từ đó kịp thời cung cấp thông tin, giúp lãnh đạo Thành phố triển khai công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả hơn.
Từ khóa: COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Abstract
The COVID-19 pandemic has been described by the International Labor Organization (ILO) as “the worst global crisis since World War II”. The pandemic has spread rapidly on a global scale for many months, spreading to 215 countries and territories, severely affecting all activities of many countries. Vietnam, although considered as one of the few countries that responded well to the pandemic, the fourth outbreak with a rapid spread of the Delta variant has also severely affected many provinces. Especially in this outbreak, Ho Chi Minh City has become the epicenter of the pandemic, with thousands of cases of COVID-19 recorded per day, seriously affecting the mental and physical health of the people, as well as the economic development, employment, social security... In the context of the complicated situation of the pandemic, the author conducted this study to collect public opinions on the access to epidemic information disease, the levels of satisfaction with the City government’s
Keywords: COVID-19 in Ho Chi Minh City.
TS. Trần Văn Huấn, TS. Bùi Nghĩa, ThS. Nguyễn Hữu Hoàng - Quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số tại vùng Đông Nam Bộ - 56
Tóm tắt
Quản lý phát triển xã hội (QLPTXH) trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) là vấn đề mới và cần thiết ở Việt Nam. Sử dụng cách nghiên cứu cắt ngang, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 430 cán bộ, công chức (CBCC) và 450 người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh nhằm phân tích thực trạng QLPTXH trên 6 chiều cạnh chính: giảm nghèo bền vững; chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo; bình đẳng giới; an toàn xã hội, an ninh con người và hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy công quyền trong CĐS. Kết quả cho thấy, hai nhóm khách thể đều đánh giá tốt, tích cực việc QLPTXH ở 6 chiều cạnh này (giá trị trung bình cộng ≥ 3,55). Thứ hạng đánh giá QLPTXH của giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe trong CĐS là thấp nhất. Kiểm định tương quan Chi-square trên phần mềm SPSS phiên bản 25.0 cho thấy cần quan tâm hơn đến nhóm xã hội yếu thế, thiệt thòi để giảm bất bình đẳng, tách biệt số khi tiến hành QLPTXH trong bối cảnh CĐS (mức ý nghĩa nghiên cứu p-value < 0,05).
Từ khóa: bất bình đẳng, chuyển đổi số, Đông Nam Bộ, quản lý phát triển xã hội, tách biệt số.
Abstract
Social Development Management in the context of digital transformation is a new and necessary issue in Vietnam. The research team conducted a survey of 430 cadres and civil servants and 450 people in Ho Chi Minh City, Binh Duong, Tay Ninh in order to analyze the current situation of social development management on six major dimensions: sustainable poverty reduction; health care; education and training; gender equality; social safety, human security and the effectiveness and efficiency of management of the public administration apparatus in digital transformation. The results show that both groups of subjects have good and positive of social development management in these six dimensions (average value ≥ 3,55). The ranking of social development management assessment of education, training, and health care in digital transformation is the lowest. Chi-square correlation test on SPSS software version 25.0 shows that it is necessary to pay more attention to disadvantaged and disadvantaged social groups with a view to reducing inequality and digital separation when conducting social development management in the context of digital transformation (statistical significance, p-value < 0.05).
Keywords: inequality, digital transformation, Southeast region of Vietnam, social development management, digital separation.
ThS. Lưu Đình Vinh - Tinh thần “khoan thư sức dân” trong tư tưởng yêu nước của Ngô Thì Nhậm - 73
Tóm tắt
Sau hơn một thế kỷ chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đến nửa cuối thế kỷ XVIII, các thế lực chính trị Trịnh - Nguyễn tạm thời đình chiến, thiết lập hòa bình trên toàn cõi Việt Nam. Trong giai đoạn hòa bình ngắn ngủi đó, Ngô Thì Nhậm xuất hiện như một trí thức yêu nước thức thời, đau đáu thực hiện chủ trương “khoan thư sức dân” nhằm bồi dưỡng sức dân sau những năm tháng chiến tranh. Những nội dung đặc sắc của tinh thần “khoan thư sức dân” trong tư tưởng yêu nước của Ngô Thì Nhậm luôn là bài học quý giá cho các thế hệ người Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ khóa: khoan thư sức dân, Ngô Thì Nhậm, tư tưởng yêu nước.
Abstract
After more than a century of consecutive wars between the South (Đàng Trong) and the North (Đàng Ngoài) of the country, up to the second half of the 18th century, the fighting between the political forces between Trịnh and Nguyễn was adjourned, establishing peace throughout Vietnam. In the period of the ephemeral peace, Ngô Thì Nhậm showed up as a modern patriotic intellectual and insisted on initiating the policy on “khoan thư sức dân” (reducing burdens on citizens) for the purpose of nurturing the people’s power after the protracted wartime. The featured contents of the policy on “khoan thư sức dân” conveyed in Ngo Thi Nham’s thought of patriotism are always precious lessons for Vietnamese generations in the process of national building and defence.
Keywords: “khoan thư sức dân” (reducing burdens on citizens), Ngô Thì Nhậm, thought of patriotism.
TS. Nguyễn Thị Thu Thoa, ThS. Lê Thị Thùy Linh - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách ứng phó già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay - 85
Tóm tắt
Già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo số liệu tính toán của Tổng cục Thống kê, đến khoảng giữa những năm 2036 Việt Nam sẽ chính thức kết thúc thời kỳ già hóa dân số và bước vào giai đoạn dân số già. Chính vì thế, việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã và đang trải qua giai đoạn già hóa dân số sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn các chính sách dân số trong giai đoạn tới, trên cơ sở vừa đảm bảo được hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi mà vẫn đạt mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ khóa: dân số, già hóa dân số, kinh nghiệm, chính sách.
Abstract
Population ageing is taking place rapidly along with the country’s socio-economic development. According to the statistics by the General Statistics Office of Vietnam, by the middle of 2036 Vietnam will officially end the population aging period and enter the elderly population stage. Therefore, studying the experiences from countries that have been undergoing the period of the ageing population will help Vietnam better implement the population policies in the coming period, on the basis of both ensuring health care system for the elderly while still achieving the goal of sustainable socio-economic development of the country.
Keywords: population, population ageing, experience, policy.
ThS. Đinh Thị Mỹ Hạnh, ThS. Cao Hồng Nguyên, TS. Lê Thị Kim Huệ - Vốn xã hội và vấn đề phát triển du lịch bền vững ở địa phương nước ta hiện nay - 93
Tóm tắt
Hiện nay, vốn xã hội được đánh giá là một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong đó có phát triển du lịch. Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững thì phát triển du lịch ở các địa phương hiện nay còn hướng tới mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Bài viết phân tích khái niệm vốn xã hội cũng như chỉ ra các yếu tố đo lường vốn xã hội, đưa ra khái niệm phát triển du lịch bền vững địa phương đồng thời chỉ ra vai trò và giải pháp để phát huy vai trò của vốn xã hội trong phát triển du lịch bền vững ở địa phương hiện nay.
Từ khóa: vốn xã hội, du lịch bền vững, du lịch địa phương.
Abstract
Currently, social capital is considered as one of the decisive resources for local socioeconomic development, including tourism development. Along with the goal of sustainable economic growth, tourism development in the localities aims at preserving and promoting local cultural values, protecting the ecological environment and contributing to equality and justice. The article is to analyze the concept of social capital as well as point out the measuring factors of social capital, put forward to the concept of local sustainable tourism development and point out the role and solutions to promoting the role of social capital for local sustainable tourism development today.
Keywords: social capital, sustainable tourism, local tourism.
TS. Ngô Hoài Sơn - Quy định về xe không chính chủ và sự thay đổi cách thức thực hiện chính sách ở Việt Nam: nghiên cứu từ quy trình chính sách công - 105
Tóm tắt
Bài viết vận dụng lý thuyết về quy trình chính sách công để phân tích sự khác biệt trong việc áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn khi thực hiện cùng một chính sách nhưng ở hai thời điểm khác nhau là Nghị định số 71/2012/NĐ-CP và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù chính sách có cùng nội dung, nhưng cách thức tổ chức thực hiện khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.
Từ khoá: Thực hiện chính sách; quy trình thực hiện chính sách; xe không chính chủ.
Abstract
The paper applies theory of public policy implementation process to examine the differences in application of the same polies, namely Decree No.71/2012/NĐ-CP and Decree No.100/2019/ NĐ-CP in two distinct periods. The findings show that even the same policies could yield divergence in their outcomes due to the variations of implementation.
Keywords: public policy implemetation; public policy implementation process; vehicle without official ownership.
TS. Nguyễn Minh Trí - Tác động của toàn cầu hóa đến đào tạo công dân toàn cầu ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - 114
Tóm tắt
Phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang hướng đến việc trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Để đáp ứng yêu cầu đó, TP.HCM đã xác định “xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước; đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc; vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân; Thành phố là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á” (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI). Để hoàn thành mục tiêu, chiến lược trên, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa, TP.HCM cần tận dụng tốt những thuận lợi căn bản để đón nhận cơ hội đồng thời khắc phục những thách thức nảy sinh, nhằm phát triển giáo dục và đào tạo, tạo ra những công dân toàn cầu phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Bài viết này tập trung phân tích, làm rõ những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với giáo dục và đào tạo công dân toàn cầu ở TP.HCM. Qua đó cung cấp cơ sở khoa học để các nhà lãnh đạo, quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo công dân toàn cầu đáp ứng được yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: giáo dục, đào tạo, công dân toàn cầu, toàn cầu hóa, Thành phố Hồ Chí Minh.
Abstract
Promoting its potentials and advantages, Ho Chi Minh City (referred to as HCMC) is aiming to become a center of industry, service, education, training, science, and technology in the Southeast Asia. To meet that requirement, HCMC has made a determination as “building a smart city, developing rapidly and sustainably, maintaining its role as the economic locomotive of the whole country; promoting cultural development, progress, social justice, improving social welfare, building family happiness; The City’s being the economic, financial, commercial, scientific, technological and cultural center of Southeast Asia for the development of the whole country and the happiness of the People” (the Document of the 11th Ho Chi Minh City’s Party Congress). To accomplish the aforementioned goals and strategies, especially in the process of globalization, HCMC needs to capitalize its basic advantages to receive opportunities as well as to overcome the hindrances with a view to developing education and training and to creating global citizens to serve the socio-economic development of the HCMC. This article focuses on analyzing and clarifying the opportunities and challenges of globalization for global citizenship education and training in HCMC, thereby providing a scientific basis for City leaders and managers to develop programs and plans of global citizenship education and training to meet the requirements of globalization and international economic integration.
Keywords: opportunities, hindrances, challenges, education, training, global citizenship, globalization, Ho Chi Minh City.