I. Những dấu ấn lịch sử (từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2020)
1. Ngày 31 tháng 10 năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí (số 345/GP-BTTTT) với tên gọi Tạp chí Phát triển Nhân lực, cơ quan chủ quản là Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tôn chỉ, mục đích của Tạp chí Phát triển Nhân lực
Giấy phép hoạt động năm 2007 xác định Tạp chí: “Là diễn đàn trao đổi, thông tin lý luận chính trị, khoa học quản lý và thực tiễn hoạt động đổi mới của Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân dân tham gia nghiên cứu, quán triệt các chủ trương chính sách đổi mới và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đổi mới đất nước, đổi mới thành phố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế, nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng lối sống đô thị văn minh, thông tin nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực xây dựng và phát triển thành phố, góp phần thực hiện các phong trào cách mạng của Thành phố Hồ Chí Minh”.
3. Ngày 25/2/2009, với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng Tạp chí, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của nhà trường và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, hệ thống các trường Chính trị trên cả nước nói chung, Tạp chí đã được Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp Mã số chuẩn quốc tế với kí hiệu: ISSN 1859 2732.
4. Ngày 09 tháng 8 năm 2017, sau mười năm hoạt động liên tục (từ 2007 – 2017), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký văn bản số 379/GP-BTTT cấp lại Giấy phép hoạt động cho Tạp chí Phát triển Nhân lực.
Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Tạp chí tiếp tục được khẳng định như trước song thể thức xuất bản đã có sự phát triển theo hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Cụ thể: ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt và tiếng Anh; Kỳ hạn xuất bản 02 tháng/01 kỳ; Khuôn khổ 19 cm x 27cm; Số trang nâng từ 100 trang lên 180 trang.
5. Lãnh đạo Tạp chí qua từng giai đoạn (căn cứ Giấy phép hoạt động báo chí số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 31 tháng 10 năm 2007 và Giấy phép hoạt động báo chí số 379/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09/08/2017) là các nhà giáo, nhà khoa học. Cụ thể:
Tổng Biên tập Tạp chí Phát triển Nhân lực (giai đoạn 2007 – 2019)
1) Thạc sĩ Nguyễn Trung Trực – nguyên Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2007 - 2008);
2) PGS.TS. Trương Thị Hiền – nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố (giai đoạn 2008 - 2016);
3) PGS.TS. Trần Hoàng Ngân (giai đoạn 2017 đến tháng 10 năm 2020) - Đại biểu quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố.
Hiện nay là Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực (giai đoạn 2023 - nay):
TS. Đoàn Nguyễn Thùy Trang
Phó Tổng Biên tập Tạp chí (theo hai Giấy phép hoạt động báo chí nêu trên):
1) PGS.TS. Trương Thị Hiền (giai đoạn 2007 – 2008);
2) PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa (2009);
3) TS. Trần Văn Khánh (giai đoạn 2011 - 2014);
4) PGS.TS. Nguyễn Văn Trình (giai đoạn 2014 - 2016);
5) TS. Lê Thị Trúc Anh (giai đoạn 2017 đến tháng 12 năm 2022);
6) ThS. Đoàn Nguyễn Thùy Trang (từ 2017 đến tháng 10 năm 2023).
6. Hội đồng Biên tập Tạp chí
Bao gồm các nhà khoa học có uy tín (là Viện sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ, Thạc sĩ…), đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực thuộc ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học cho các bài viết đăng trên Tạp chí. Tạp chí xuất bản mỗi năm 6 kỳ (kỳ hạn 2 tháng/ kỳ), phát hành trên phạm vi toàn quốc. Nhiều bài viết đăng trên Tạp chí đã đóng góp thiết thực cho khoa học liên ngành và lĩnh vực quản lý, phát triển kinh tế – xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
II. Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực - chặng đường mới, cơ hội mới (tính từ ngày 26/11/2020)
1. Cơ quan chủ quản mới, Giấy phép hoạt động và tên gọi mới
Năm 2020, theo chủ trương của Bộ Chính trị về quy hoạch mạng lưới báo chí toàn quốc, trên cơ sở hướng dẫn quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT ngày 04 tháng 6 năm 2018 về việc triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Ngày 22/5/2020, UBND TP.HCM đã có Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP.HCM đến năm 2025. Theo đó, cơ quan chủ quản của Tạp chí Phát triển Nhân lực chuyển từ Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sang thành Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 26 tháng 11 năm 2020, Tạp chí Phát triển Nhân lực được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mới giấy phép hoạt động báo chí in theo Quyết định số 551/GP-BTTTT, cơ quan chủ quản là Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Theo giấy phép này, Tạp chí được đổi tên thành Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực.
Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực (tên Tiếng Anh: Scientific Journal of HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT) là cơ quan ngôn luận của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là kênh giao tiếp học thuật của cộng đồng nghiên cứu khoa học trong Thành phố và cả nước.
Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực trực thuộc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo quy định của Luật Báo chí và của Học viện.
Hiện tại, Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực xuất bản mỗi năm 06 kỳ (kỳ hạn 02 tháng/kỳ), chỉ số ISSN 1859 – 2732, phát hành trên phạm vi toàn quốc. Trụ sở Tòa soạn hiện đóng tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, số 324 Chu Văn An, Phường 12, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tôn chỉ, mục đích hoạt động
Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực là tạp chí học thuật; đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực chính trị, kinh tế và liên ngành khoa học xã hội; tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh, phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái với đường lối của Đảng; cung cấp các thông tin trao đổi học thuật, phản ánh các thành tựu nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; tham gia tư vấn, xây dựng chính sách liên quan đến thực tiễn hoạt động đổi mới của Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố và đất nước trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
Tạp chí định kỳ theo kỳ hạn xuất bản, thông qua hoạt động nghiên cứu, công bố kết quả, trao đổi học thuật, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ
a) Tạp chí thực hiện nhiệm vụ cập nhật tin tức về hoạt động của Học viện; biên tập, xuất bản theo tôn chỉ, mục đích đã ghi trong Giấy phép hoạt động báo chí, đúng Luật Báo chí và theo quy định của Học viện;
b) Định kỳ theo kỳ hạn xuất bản để thông tin chuyên sâu, chuyên ngành; đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, biên dịch, giới thiệu những công trình, phổ biến thông tin lý luận chính trị, khoa học quản lý; tham gia tư vấn, phản biện chính sách liên quan đến thực tiễn hoạt động đổi mới của Thành phố Hồ Chí Minh và đất nước trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế;
c) Thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; đấu tranh, phê phán, phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, các hiện tượng tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, nền tảng tư tưởng của Đảng;
d) Thực hiện, tham gia nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và Học viện;
đ) Xây dựng kế hoạch, chiến lược, đề ra phương hướng phát triển Tạp chí và tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc phê duyệt;
e) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất đối với Giám đốc Học viện, cơ quan quản lý cấp trên;
f) Hoạt động nghiệp vụ theo Luật Báo chí hiện hành và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn
a) Tổ chức, sắp xếp nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý đảm bảo tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của Tạp chí và tình hình thực tế của Học viện.
b) Phối hợp với các đơn vị thuộc Học viện theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động của Học viện, phục vụ công tác tuyên truyền của Tạp chí; tiếp nhận sự tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Cơ cấu tổ chức của Tạp chí
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí gồm có Ban biên tập, Hội đồng biên tập và bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ.
Ban biên tập, gồm:
TS. Đoàn Nguyễn Thùy Trang - Tổng Biên tập Tạp chí
Hội đồng biên tập:
1) PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát (Chủ tịch)
2) PGS.TS. Nguyễn Văn Y (Phó Chủ tịch)
3) TS. Bùi Thị Ngọc Trang (Phó Chủ tịch)
4) PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc
5) PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
6) PGS.TS. Vũ Tình
7) PGS.TS. Vũ Thanh Sơn
8) PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
9) TS. Bùi Ngọc Hiền
10) TS. Phan Hải Hồ
11) TS. Trần Thị Hà Vân
12) TS. Lê Thị Hồng Hà
13) TS. Phạm Ngọc Lợi
14) TS. Trần Tuấn Duy
15) TS. Đoàn Nguyễn Thùy Trang
16) TS. Lê Thị Trúc Anh
Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:
1) Thạc sĩ Ngô Thị Thanh Tiên - Biên tập viên kiêm Thư ký tòa soạn
2) CN. Nguyễn Hào - Trình bày (HĐ khoán)
5. Các chuyên mục chính và định hướng phát triển của Tạp chí
Các chuyên mục chính của Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực là:
Chuyên mục 1: Triết học - Chính trị học
Chuyên mục 2: Kinh tế học – Quản lý nhà nước
Chuyên mục 3: Văn hóa – Xã hội học
Chuyên mục 4: Nghị quyết của Đảng và thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên mục 5: Khoa học giáo dục
Định hướng phát triển của Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực
Kể từ khi thành lập, Tạp chí Phát triển nhân lực và Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực đã thực hiện nghiêm túc mục đích, tôn chỉ hoạt động của Tạp chí: Cập nhật tin tức về hoạt động của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; định kỳ theo kỳ hạn xuất bản để thông tin chuyên sâu, chuyên ngành; đăng tải thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, kết quả nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, biên dịch, giới thiệu những công trình, phổ biến thông tin lý luận chính trị, khoa học quản lý; tham gia tư vấn, phản biện chính sách liên quan đến thực tiễn hoạt động đổi mới của Thành phố Hồ Chí Minh và đất nước trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong thời gian tới, Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực tiếp tục đẩy mạnh việc đăng tải các bài viết, nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta bằng con đường khoa học; chuyển tải thông tin các kết quả nghiên cứu về Triết học, Xã hội học và Chính trị học gắn với từng vùng miền trên cả nước; tổng kết thực tiễn; công bố kết quả nghiên cứu về xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá hiệu quả; kết quả nghiên cứu đề tài các cấp về thực tiễn giáo dục và quản lý tại Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu về lý luận làm cơ sở định hướng cho việc phát triển và dự báo các lĩnh vực về an ninh, chính trị, quốc phòng, kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực đã được công nhận mã số chuẩn quốc tế ISSN (International Standard Serial Number). Trong tương lai, tiếp tục nâng cao chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu; nâng cấp và hoàn thiện hơn qui trình kiểm duyệt để đăng bài Tạp chí theo hướng ngày càng phù hợp và đáp ứng các qui chuẩn quốc tế.
6. Tạp chí được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước phê duyệt thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2021 liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học
Ngày 08/11/2021, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước đã ký Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2021, trong đó, bài nghiên cứu khoa học liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học đăng trên Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực được tính 0 - 0,25 điểm.
BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ
.